Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Vì sao một thời gian sau bọc răng sứ lại bị đen ở chân răng?

Ở nhiều khách hàng, thường sau khi bọc răng sứ một thời gián ẽ bị đen ở chân răng cứ không còn trắng đều như ban đầu. Vậy nguyên nhân của điều này là gì?

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là một phương pháp tối ưu nhất về phục hình và cải thiện răng trong các trường hợp răng bị vàng, không đều, răng bị bể nhiều, răng đã chữa tủy… với hình dáng và màu sắc giống hệt răng thật.
Bọc răng sứ là phương pháp chỉnh nha hiệu quả

Về mặt kỹ thuật bọc răng sứ chỉ tác động vào răng và bác sĩ tiến hành mài một lớp men răng bên ngoài sau đó lắp răng sứ đã được định hình lên trên để bảo vệ răng thật cũng như phục hình cho răng giống y hệt răng thật. Lớp vỏ bọc này có chức năng như một lớp áo giáp bảo vệ răng thật bên trong và răng sứ có thể thực hiện cả chức năng ăn nha như răng thật.

Răng sứ có cấu tạo gồm 2 phần là phần lõi bên trong và lớp sứ bên ngoài.

Răng sứ có nhiều loại phụ thuộc vào vật liệu làm răng sườn răng sứ như kim loại, titanium hoặc vàng… Nhưng nhìn chung, răng sứ có thể chia thành 2 loại là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Vậy niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu?

Tại sao sau khi bọc răng sứ chân răng lại bị đen?

Vấn đề sau một thời gian bọc sứ bị thâm đen chân răng là do bệnh nhân đang sử dụng loại răng sứ kim loại.

Sau một khoảng thời gian sử dụng răng sứ kim loại, vùng cổ răng sẽ có màu đen do kim loại bên trong răng sứ bị oxy hóa vì phải tiếp xúc với nhiều loại thức nư. Bên cạnh đó, mão răng sứ đều có thể bị giãn nở theo thời gian, gây hở cổ chân răng, nước ngấm vào dễ làm hô miệng, viêm nướu và răng bị mục nát. Nếu gốc răng bị lộ ra nhiều thì nên làm lại mão răng mới. Các vật liệu kim loại dùng trong sản xuất mão răng như Niken – Cr, Coban… đều có thể bị oxi hóa, lâu ngày gây thâm đen chân răng. Đặc biệt, oxy hóa từ kim loại này sẽ làm mất thảm mỹ và không thích hợp bọc cho nhóm răng cửa và răng nanh.

Do cấu tạo của răng sứ nên hiện tượng đen sau khi bọc răng là bình thường

Bên cạnh đó, hợp kim bên trong kim loại thường có thể gây dị ứng cho những bệnh nhân nhạy cảm hoặc có thể gây ê buốt răng khi tiếp xúc với nhiệt độ quá mức của thức ăn. Tuổi thọ của răng sứ kim loại có thể trên 5 năm còn với răng sứ Titan lâu nhất cũng chỉ được 10-15 năm là phải phục hình lại.


Để khắc phục được những nhược điểm trên, nhiều ý tưởng mới ra đời cho dòng răng toàn sứ không kim loại có thể khắc phục được tình trạng này. Không hề bị oxy hóa hay gây tác dụng gì với mô nướu răng. Trừ trường hợp bị bể, mẻ thì răng toàn sứ được đánh giá có độ bền tương đương với răng thật.

Như vậy bạn đã biết tại sao sau một thời gian sau bọc răng sứ lại bị đen chân răng rồi phải không? Cách khắc phục rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo cách ở trên đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét