Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Trám răng thẩm mỹ là gì? Có tốt không?

Trám răng thẩm mỹ là gì? Trám răng là phương pháp thẩm mỹ răng được áp dụng trong các trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ, răng thưa ở mức độ nhẹ nhằm phục hình thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai. Vậy trám răng có tốt không? Độ bền ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp nha khoa đơn giản nhằm phục hồi chức năng của những chiếc răng bị hư hỏng do sâu răng, răng mẻ, răng vỡ, răng thưa, răng hở lợi,… Phương pháp này mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng, duy trì chức năng nhai, ngăn ngừa sự phát triển trở lại của sâu răng và một số các bệnh răng miệng khác.

Vật liệu trám răng thẩm mỹ sử dụng hợp chất composite nha khoa kết hợp chiếu đèn laser hoặc chiếu đèn halogen quang trung hợp để làm đông cứng composite và cố định vững chắc composite vào răng thật.

Trám răng điều trị sâu răng*

Khi nào cần phải trám răng?

Không phải trường hợp nào trám răng cũng đem lại hiệu quả cao. Trám răng được áp dụng trong các trường hợp dưới đây.

- Răng sâu: Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Để điều trị sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo hết ổ sâu, làm sạch răng miệng, sau đó trám bít lỗ sâu lại nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

- Răng bị chấn thương: Khi răng bị gãy, vỡ, mẻ… do một số tác động lên răng thì phương pháp trám răng sẽ giúp phục hình thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hiệu quả.

- Răng thưa: Trong những trường hợp răng thưa ở mức độ nhẹ, bạn không muốn bọc răng sứ thì có thể áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ để tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Trám răng thẩm mỹ có tốt không? Độ bền ra sao?

Theo khái niệm trám răng thẩm mỹ là gì mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Trám răng không chỉ là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ an toàn mà còn giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả. Tình trạng đau nhức do sâu răng hoặc viêm nhiễm gây ra sẽ bị chấm dứt hoàn toàn sau khi bạn điều trị bằng cách trám răng.

Trám răng khắc phục răng thưa sứt mẻ*


Trám răng thẩm mỹ là gì và có tốt không? Trám răng thẩm mỹ nếu thực hiện đúng kỹ thuật, áp dụng đúng trường hợp và lựa chọn vật liệu trám tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong đó, composite là vật liệu trám răng đang được ưa chuộng hiện nay, với tính thẩm mỹ cao. Màu sắc tự nhiên của composite rất giống răng thật, nên nó được sử dụng để trám răng thẩm mỹ cho răng cửa và các răng lân cận. Tuổi thọ của vật liệu trám răng sẽ phục thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng của bạn.

Sau khi trám răng, cần tránh cho những vết trám tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh và đặc biệt là đồ cứng để tránh tình trạng bong tróc. Thời gian đầu, bạn nên ăn những thực phẩm mềm. Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trám răng thẩm mỹ là gì và có tốt không. Bạn nên thực hiện trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, có độ ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở kỹ thuật hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Niềng răng đau cỡ nào

 Niềng răng đau cỡ nào? Niềng răng từ trước đến nay được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, an toàn và không xâm lấn đến cấu trúc xương hàm. Tuy nhiên, vì cần tạo lực để răng di chuyển về vị trí mới nên ít nhiều sẽ có cảm giác ê nhức trong thời gian đầu. Điều này đối với những người sợ đau thì không phải là chuyện nhỏ. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn ở bài viết sau đây. 

Niềng răng đau cỡ nào-1
Niềng răng gây đau nhức ở những ngày đầu tiên*

Niềng răng đau cỡ nào?

Niềng răng không chỉ đơn giản là thẩm mỹ, cải thiện hàm răng nhiều khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân khá lớn. Đa phần các bệnh nhân trước khi niềng răng thường lo lắng những bất tiện như mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau đớn trong suốt quá trình niềng răng.

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng lực của khí cụ nha khoa gắn lên mặt răng để nắn chỉnh lại những răng lệch lạc, răng khấp khểnh, hô móm....Phương pháp này giúp răng về đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn chuẩn, hai hàm trên - dưới cân đối, thẳng hàng, răng đều và chắc khỏe. 

Khi niềng răng, cần trải qua nhiều giai đoạn từ thăm khám, đặt thun tách kẽ, đeo khâu niềng, gắn mắc cài, nhổ răng, điều chỉnh lực kéo hay đeo hàm duy trì. 

Thực chất, niềng răng không gây ra xâm lấn đến xương hàm, nướu lợi. Niềng răng đau cỡ nào có thể bị đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển, đau khi lực kéo răng vừa mới được nắn chính, cũng có thể đau nhức ở giai đoạn đặt thun tách kẽ. 

Cảm giác đau nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ chịu đau của từng người. Có thể ít với người này nhưng lại đau nhiều đối với người kia. Niềng răng đau hay không cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi của người niềng răng. Nếu niềng răng cho trẻ em thì cảm giác đau mỗi khi siết răng sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. 

Niềng răng đau cỡ nào-2
Niềng răng sớm ít gây đau hơn*

Niềng răng đau nhất khi nào?

Thực tế niềng răng sẽ gây ra những đau nhức nhất định trong quá trình chỉnh nha. Những cơn đau này xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày đầu mỗi lần bác sĩ xiết chặt dây cung, sau đó sẽ biến mất. Và cụ thể, những giai đoạn gây đau như sau:

Đặt thun tách kẽ

Có đến hơn 80% các bác sĩ và người đã từng niềng răng cho biết, niềng răng đau cỡ nào và đau nhất là ở giai đoạn đặt thun tách kẽ. Đây là giai đoạn thường được thực hiện trước khi đặt dây cung niềng răng. Bác sĩ sẽ nhét những chiếc thun cao su vào giữa các răng hàm, mục đích để nới rộng khoảng cách giữa các răng hàm để đặt khâu niềng răng.

Với kích thước cố định nên thun tách kẽ liên tục ép răng hàm phải di chuyển. Vì vậy, cảm giác đau khi gắn thun tách kẽ sẽ rất khó chịu, đau hơn nhiều so với khi siết răng.

Đặt mắc cài

Quá trình bác sĩ lắp mắc cài và dây cung lên răng sẽ không gây cảm giác gì cho bạn. Tuy nhiên sau khi xiết dây cung khoảng vài giờ đồng hồ thì cảm giác đau sẽ lại xuất hiện. Tuy nhiên cảm giác đau sẽ không quá khó chịu và hầu hết có thể chịu được. Những cảm giác đau nhất trong giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày rồi sau đó sẽ biến mất. Khi nào thì niềng răng không cần nhổ răng?

Niềng răng đau cỡ nào-3
Đặt thun tách kẽ gây đau nhức*

Siết dây cung định kỳ

Tái khám định kỳ là một phần không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Thông thường, bạn sẽ có lịch tái khám định kì 1 lần / 1 tháng, việc tái khám định kì sẽ giúp bạn loại bỏ những rủi ro không đáng có trong khi chỉnh nha. Tuy nhiên, mục đích chính của tái khám đó là điều chỉnh lực kéo của dây cung. 

Khi dây cung được kéo căng lại thì chân răng sẽ tiếp tục bị tác động, gây áp lực. Do vậy những cảm giác đau nhức khi niềng răng lại tái diễn. Cảm giác đau này cũng diễn ra trong vài ngày đầu, sau đó sẽ biến mất nên bạn không cần quá lo lắng. 

Niềng răng đau cỡ nào như đã nói sẽ tùy thuộc vào mức độ cảm nhận của mỗi người. Để giảm cảm giác đau nhức, bạn nên thực hiện niềng răng sớm cũng như lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp, địa chỉ nha khoa uy tín. Hi vọng những chia sẻ ở trên đã giúp ích cho bạn.