Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Niềng răng cho trẻ em

 Niềng răng cho trẻ em càng sớm sẽ giúp quá trình điều chỉnh răng về đúng vị trí nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Niềng răng càng sớm cũng giúp định hình được cung hàm phát triển về sau, cải thiện được tính thẩm mỹ cho gương mặt hiệu quả nhất. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn. 

Niềng răng cho trẻ em-1

Lợi ích khi niềng răng cho trẻ em

Hàm răng hô móm, lệch lạc,...không chỉ khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn, cản trở quá trình ăn nhai. Nghiêm trọng hơn, khớp cắn bị lệch còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Bên cạnh đó, với tình trạng răng mọc sai lệch khiến quá trình ăn nhai của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đau dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa do thức ăn không được nhai kỹ, khả năng phát âm cũng ảnh hưởng ít nhiều. 

Giải pháp hiệu quả nhất chính là niềng răng cho trẻ em. Không chỉ nắn chỉnh, đưa răng về đúng vị trí mà niềng răng còn điều chỉnh khớp cắn, đảm bảo quá trình ăn nhai của trẻ để ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh lý về sau.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ nha khoa, niềng răng có thể thực hiện được cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối với trường hợp người cao tuổi, nếu muốn niềng răng hiệu quả cần có nền xương chắc khỏe. Niềng răng người lớn còn mất nhiều thời gian hơn và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn, chi phí cũng cao hơn. Ngược lại, đối với trẻ em, niềng răng sẽ phát huy hiệu quả tối đa do xương hàm và răng chưa phát triển hoàn thiện, việc uốn nắn và điều chỉnh trở nên dễ dàng hơn. 

Niềng răng cho trẻ em-2

Niềng răng cho trẻ em khi nào?

Những trường hợp trẻ có nhiều khiếm khuyết răng miệng thì tốt hơn hết bố mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám với bác sĩ từ sớm để bắt đầu quá trình chỉnh nha. Dưới đây là một số dạng sai lệch thường gặp ở trẻ như:

- Răng mọc chen chúc, xô lệch nhau hoặc mọc sai vị trí gây mất thẩm mỹ

- Răng mọc thưa, mọc quá xa nhau

- Các sai lệch về khớp cắn như: Khớp cắn chéo, khớp cắn hở, khớp cắn chìa

- Trẻ có hiện tượng hô, móm…

Với những sai lệch nói trên, nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, nếu thế hệ đi trước có nhiều khiếm khuyết trên răng thì khả năng trẻ cũng gặp tình trạng tương tự. Ngoài ra, răng lệch lạc còn có thể do:

- Trẻ thường xuyên có thói quen mút ngón tay, cắn môi, đẩy lưỡi,...

- Trẻ bị mất răng sữa sớm. 

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. 

Niềng răng cho trẻ em-3

Thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ em chính là giai đoạn từ 8 tuổi đến 16 tuổi. Niềng răng ở thời điểm này bên cạnh yếu tố xương hàm và răng dễ điều chỉnh thì trẻ cũng không cần phải đeo hàm duy trì hay nhổ răng như người lớn. Chính điều này giúp giảm được chi phí niềng răng và rút ngắn thời gian chỉnh nha. 

Tuy nhiên, cần lưu ý thời gian niềng răng chỉ mang tính chất tương đối và phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ở một số trường hợp khi trẻ mới 6 7 tuổi đã bắt đầu thay răng hoặc có các dấu hiệu sai lệch khớp cắn thì có thể nắn chỉnh răng ngay. 

Niềng răng cho trẻ em không phải là kỹ thuật quá phức tạp, nhưng ba mẹ cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín để có thể điều chỉnh răng của trẻ an toàn và hiệu quả hơn. Hi vọng với những thông tin trên, ba mẹ đã nắm bắt được thời điểm lý tưởng để niềng răng cho con em mình. 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ

 Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ - Đây là khuyến cáo của bác sĩ nha khoa để người bệnh không được chủ quan với hiện tượng bất thường này. Cháy máu nướu răng mặc dù ít gây đau nhức nhưng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ-1
Tình trạng chảy máu chân răng*

Nguyên nhân chảy máu nướu răng

Cháy máu nướu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến, nguyên nhân gây chảy máu nướu thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh mạn tính liên quan đến nướu răng. Viêm lợi, viêm nha chu, lợi phì đại, sự thay đổi khi mang thai,...là nguyên nhân chủ yếu. Bên cạnh đó, chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ là còn bởi vì:

- Vệ sinh răng miệng kém làm mảng bám tích tụ, vôi răng bám nhiều.

- Tai nạn, chấn thương, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu. Nếu lặp lại nhiều lần sẽ khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu.

- Viêm nướu gây chảy máu chân răng. Nướu bị viêm có màu đỏ sậm, sưng, mềm, dễ bị chảy máu, có mùi hôi. Bệnh lý này có thể chảy máu khi có lực tác động như chải răng, xỉa răng, súc miệng,...

- Thiếu vitamin C, vitamin K, canxi cũng gây chảy máu.

- Chảy máu nướu răng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như bệnh tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu ( hay gặp trong Sốt Dengue ), các bệnh về gan, thận.

Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ-2
Chảy máu nướu lâu ngày gây hôi miệng*

Điều trị chảy máu nướu răng như thế nào?

Cháy máu nướu răng gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng. Khi mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn. Không những thế, tình trạng viêm sưng, chảy máu kéo dài còn dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khiến răng bị lung lay, rụng răng sớm. Theo đó, chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ. Cần phải thăm khám và điều trị dứt điểm trong thời gian sớm nhất. 

Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp với từng nguyên nhân như cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng, viêm nha chu, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống,... Cùng với đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Phòng ngừa chảy máu nướu răng 

Vệ sinh răng miệng tốt là cách phòng ngừa chảy máu ở chân răng hiệu quả. Theo đó, bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa như sau:

- Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.

- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các chế phẩm nước súc miệng khác như Listerine, TB..., dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại. Lưu ý không sử dụng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ-3
Vệ sinh răng miệng đúng cách*

- Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng.

- Có  chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.

- Lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.

Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, ảnh hưởng thẩm mỹ và tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp. Vì vậy, khi nhận thấy bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa để khám và tiến hành điều trị kịp thời.