Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Bệnh nha chu có lây không

  Bệnh nha chu có lây không? Nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, có một số thông tin cho rằng nha chu có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc gần hoặc thông qua ăn uống. 

 Bệnh nha chu gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh, nếu không điều trị kịp thời không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Bệnh nha chu có lây không-1
Nha chu gây chảy máu răng*

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, lưu giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh là răng được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô mềm dễ nhạy cảm bên dưới ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng. Bệnh nha chu xuất hiện sớm và phổ biến chỉ đứng sau bệnh sâu răng, bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi có ý thức vệ sinh răng miệng kém.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vệ sinh không đúng cách, tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn tồn tại trên răng lợi, lâu ngày gây viêm. Theo thời gian, mảng bám vôi răng bị vôi hóa hình thành cao răng, gây viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh tiến triển nhanh nên sẽ gây giảm sức đề kháng của cơ thể. 

Bệnh nha chu có lây không-2
Viêm nha chu gây đau nhức dữ dội*

Bệnh viêm nha chu có lây không?

Bệnh nha chu có lây không là điều thắc mắc của rất nhiều người, thực tế bệnh này có thể lây truyền từ người này sang người khác. Theo một nghiên cứu của Mỹ, bệnh nha chu lây truyền qua:

- Di truyền: có thể lây truyền từ mẹ sang con, giữa các thành viên trong gia đình. Người có bố mẹ mắc bệnh thì khả năng lây lan cao khoảng 6 lần so với người bình thường dù cho người này có vệ sinh răng miệng đúng cách đi chăng nữa. Tuy nhiên, chỉ có 30% dân số có đặc điểm về tính truyền mà thôi.

- Lây truyền qua đường nước bọt: nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, nguy cơ lây truyền bệnh nha chu giữa những người yêu nhau rất cao, nhất là khi tiếp xúc hôn môi.

Vì vậy, khi bị bệnh nha chu, để tránh gặp phải tình trạng viêm nha chu có lây không cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. 

Bệnh nha chu có lây không-3
Cạo vôi răng loại bỏ ổ viêm nhiễm*

Điều trị bệnh nha chu tại nha khoa

Thông thường, để điều trị bệnh nha chu, tùy thuộc vào mức độ, các giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng nhiều cách khác nhau. Cụ thể như:

- Điều trị khẩn cấp: nếu đã xuất hiện các túi mủ nha chu thì cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp để xử lý túi mủ này, ngăn chặn cơn cấp tính của răng.

- Cạo vôi răng, xử lý gốc răng: nếu chỉ ở giai đoạn viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ lấy cao răng để làm sạch răng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập đến nướu, giúp nướu lành thương nhanh và khỏi bệnh. Thao tác xử lý mặt gốc răng áp dụng khi túi nha chu không quá sâu, chưa ảnh hưởng nhiều đến xương ổ răng.

- Phẫu thuật: Áp dụng khi túi nha chu trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến xương ở răng, phá hủy răng thì cần phẫu thuật để giảm độ sâu của túi. Phẫu thuật còn có phương pháp tái tạo, làm dài răng, ghép mô mềm,…

- Điều trị duy trì: là giai đoạn điều trị khi bệnh đã được chữa khỏi, việc này kéo dài cho đến khi bệnh lý viêm nha chu khỏi hẳn thì thôi.

Bệnh nha chu có lây không đã được giải đáp ở trên, bạn có thể thấy răng mặc dù là bệnh lý răng miệng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của nướu răng, hãy đến nha khoa uy tín khám càng sớm càng tốt.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Nhổ răng sâu có đau không?

Nhổ răng sâu có đau không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sâu răng là bệnh lý mà nhiều người mắc phải, kể cả người lớn và trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi nào nên nhổ răng sâu?

Sâu răng gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như cuộc sống của bạn. Bệnh lý này do vi khuẩn gây ra, do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đau răng sâu có nên nhổ không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người, bạn cần đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng sâu và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Răng sâu ở mức độ nhẹ sẽ điều trị bằng các phương pháp trám răng, sau khi lấy hết ổ răng sâu, làm sạch răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng để trám bít lại lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn tấn công trở lại. Trường hợp sâu răng dã lan xuống tủy, tủy răng bị viêm thì cần điều trị tủy và bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.

Răng sâu được chỉ định nhổ bỏ khi không thể bảo tồn được nữa. Nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng: mức độ sâu răng đã ăn lan sang tủy, tủy răng chết gây nhiễm trùng, răng lung lay quá nhiều thì nhổ bỏ răng là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe răng miệng và các răng bên cạnh.

Nhổ răng sâu khi không thể bảo tồn được nữa*

Nhổ răng sâu có đau không?

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của răng khôn sâu mọc lệch, mọc ngầm, nhổ bỏ chiếc răng này chính là giải pháp cần thiết nhất. Nhổ răng sâu có đau không sẽ phụ thuộc vào tính trạng răng mọc như thế nào, số lượng răng cần nhổ, địa chỉ nha khoa mà bạn thực hiện. 

Tình trạng răng sâu

- Nhổ răng sâu mọc thẳng có chi phí thấp nhất, do khi mọc thẳng chúng sẽ không bị vướng mắc vào xương hàm. Kỹ thuật nhổ răng đơn giản hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn.

- Khi răng khôn sâu mọc lệch hoặc mọc ngầm, đâm ngang sang răng kế cận sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Nhổ răng khôn sâu mọc ngâm sẽ phức tạp nhất, bởi chiếc răng mắc kẹt dưới nướu. Để nhổ bỏ, cần rạch nướu sau đó mới nhổ răng ra khỏi ổ răng. Nhổ răng sâu tại cần thơ bao nhiêu tiền với trường hợp này sẽ có giá cao nhất.

Nhổ răng sâu bao nhiêu*

Công nghệ nhổ răng sâu

Cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá nhổ răng sâu. Công nghệ nhổ răng là yếu tố quan trọng quyết định quá trình nhổ răng có diễn ra an toàn, không biến chứng, hạn chế đau đớn, tổn thương tối đa hay không. Vì vậy, địa chỉ nha khoa nơi đầu tư công nghệ nhổ răng hiện đại cũng sẽ có mức chi phí cao hơn.

Tay nghề bác sĩ

Để ca nhổ răng sâu an toàn, yêu cầu về mặt kỹ năng và tay nghề bác sĩ phải cao, vững vàng. Vì răng sâu mọc ở nhiều thế khác nhau, bác sĩ có chuyên môn mới đưa ra chỉ định chính xác, linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, tránh gây đau đớn, biến chứng cho bệnh nhân.

Từ những chia sẻ về nhổ răng sâu có đau không ở trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình. Hãy đến nha khoa để bác sĩ khám, xác định thế mọc của răng và tư vấn chi phí, quy trình thực hiện cụ thể.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng là thắc mắc chung của nhiều người. Niềng răng chỉnh nha là phương pháp phục hình răng lệch lạc hiệu quả nhất hiện nay. Muốn biết thời điểm nào niềng răng thích hợp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao nên niềng răng sớm?

Mục đích của việc chỉnh nha là điều trị cho khớp cắn răng của người bệnh hoàn chỉnh nhất có thể. Với người tuổi càng lớn thì mục tiêu để có khớp cắn hoàn chỉnh sẽ khó khăn hơn, bởi vậy việc niềng răng sớm là cách tốt nhất giúp bạn có được khớp răng hoàn chỉnh và gương mặt đẹp.

Việc niềng răng sớm giúp bác sĩ có thể tác động vào sự phát triển của xương để giúp trẻ có khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng. Việc niềng răng sớm sẽ giúp tăng cơ hội đạt khớp cắn lý tưởng, các vấn đề về răng đều giúp cải thiện tốt hơn nếu điều trị sớm. Vì trong thời gian này xương hàm vẫn còn đang tăng trưởng nên việc niềng răng sẽ giúp đáp ứng tốt nhất với sự kìm hãm hoặc kích thích tăng trưởng của khí cụ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để điều trị, nhằm đưa khớp cắn hai hàm về khít nhau khi cắn chặt.

Niềng răng sớm cũng giúp bạn không phải can thiệp niềng răng cố định hai hàm và tăng cơ hội lựa chọn không nhổ răng trong giai đoạn niềng răng cố định.

Niềng răng sớm giúp khung hàm ổn định nhanh*

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha dành cho cả trẻ em và người trưởng thành. Với mỗi lứa tuổi, mỗi tình trạng răng sẽ có phương pháp chỉnh nha phù hợp. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến răng miệng của trẻ để có kế hoạch điều trị đúng lúc. Vậy độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Từ 6 – 11 tuổi: Trainer chỉnh nha

Trainer chỉnh nha là một phương pháp chỉnh nha tại nhà đặc biệt dành cho trẻ em ở lứa tuổi thay răng sữa, răng vĩnh viễn mới mọc. Hàm trainer là khí cụ nha khoa bằng chất liệu silicon an toàn, tháo lắp dễ dàng nên bố mẹ dễ theo dõi việc đeo hàm của các bé.

Sử dụng hàm trainer chỉnh nha từ sớm giúp các bé tránh được tình trạng hô, móm, răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Tuy nhiên, hàm trainer chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu chứ không cho kết quả răng đẹp, không lệch khớp cắn. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan về tình trạng răng miệng của các bé và nên cho bé đến khám răng định kỳ, vệ sinh răng miệng tại nha khoa.

Từ 12 – 16 tuổi: Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Đây là thời gian thay răng sữa, răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển, xương hàm chưa ổn định nên Bác sĩ sẽ có thời gian tác động, uốn nắn giúp khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng, đem đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Khung xương hàm đang phát triển giúp việc đặt các khí cụ nha khoa niềng răng dễ tương thích, giúp đưa khớp cắn 2 hàm về khít nhau, đạt hiệu quả tốt.

Tuổi này bác sĩ không cần có quá nhiều can thiệp đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng răng mà vẫn có kết quả tốt.

Niềng răng càng sớm hạn chế các biểu hiệu như: đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn,….

Ngoài ra, thời gian niềng răng ở lứa tuổi này được lâu hơn so với các lứa tuổi lớn hơn, nhận kết quả tốt, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp, làm việc. Điều này giúp bố mẹ chuẩn bị hành trang cần thiết cho các bé khi bước vào cuộc sống mới.

Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 12 - 16 tuổi*

Từ 17 – 35 tuổi: Niềng răng theo chỉ định của bác sĩ

Không ít khách hàng thắc mắc ở những độ tuổi từ 17 – 35 có niềng răng được không? Niềng răng ở người lớn, khi các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng chắc chắn nên niềng răng cũng khác so với trẻ em.

Khách hàng nên đến nha khoa để bác sĩ, khám và tư vấn kế hoạch niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhằm mang đến hiệu quả niềng răng tốt nhất. Về thời gian niềng răng cho người trưởng thành từ 18 – 24 tháng phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng khách hàng. Hiện nay, các phương pháp niềng răng hiện đại, đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi, tình trạng răng nên bạn hãy tự tin đến nha khoa để thăm khám.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng tốt hơn.