Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Vì sao không nên nhổ răng khôn mọc thẳng?

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều đối tượng. Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và ở độ tuổi 18 - 25. Khi mọc răng khôn thường kèm theo một số triệu chứng như đau nhức, viêm và sốt khiến người bệnh khó chịu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hay răng hàm thứ 3. Chúng thường mọc khá muộn, sau cùng các răng khác. Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi 17 – 25.

Ở độ tuổi này, xương hàm của chúng ta đã phát triển đầy đủ và gần như cố định, nướu răng cũng cứng chắc hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Do đó, răng khôn mọc khá khó khăn và thường gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

Vì sao không nên nhổ răng khôn mọc thẳng?-1
Mọc răng khôn thường gây nên các triệu chứng đau nhức*

Nhổ răng khôn là một giải pháp hiệu quả để chấm dứt các cơn đau. Hơn nữa, còn giúp bạn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như u nang xương hàm, viêm tủy răng kế cận, viêm lợi…

Thế nhưng, không phải tất cả răng khôn đều nên nhổ đi. Bạn hoàn toàn có thể giữ lại chiếc răng này nếu răng khôn mọc thẳng và không gây biến chứng. Khi chúng đã mọc đầy đủ như các răng khác, cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ biến mất.

Trong quá trình mọc răng, để xoa dịu các triệu chứng, bạn có thể chườm đá hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Song song với đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng đúng cách và ăn uống khoa học để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.

Vậy nên nhổ răng khôn trong trường hợp nào?

Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Những trường hợp cần nhổ răng khôn là khi:

- Việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

Vì sao không nên nhổ răng khôn mọc thẳng?-2
Có nên nhổ răng khôn mọc thẳng không*

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

- Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét