Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Bệnh lở miệng ở trẻ em - Những nguy cơ tiềm ẩn

Bệnh lở miệng ở trẻ em tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà các bà mẹ không nên xem thường. Lở miệng là bệnh thường gặp ở rất nhiều trẻ em và chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh lở miệng ở trẻ em - Những nguy cơ tiềm ẩn 1
Bệnh lở miệng khiến trẻ quấy khóc

Bệnh lở miệng ở trẻ em - Những nguy cơ tiềm ẩn


Bệnh lở miệng ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Rất ít phụ huynh hiều về ăn bênh này và không lường trước được mức độ nguy hiểm của bệnh để có biện pháp điều trị dứt điểm. 

Lở miệng ở trẻ em thường xuất hiện nốt loét đỏ ở môi, nướu, dưới lưỡi. Những vết loét có hình tròn màu trắng, xung quanh vết loét có vết lợi tấy đỏ. Bệnh lở miệng thường khiến trẻ khó ăn uống, hay quấy khóc và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Lở miệng ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, có thể do các chấn thương xảy ra trong vùng miệng như lỡ cắn vào niêm mạc trong má hoặc lưỡi. Do trẻ ăn thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét. Thiếu vitamin cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ. Do cách chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách, chải răng sai cách, dùng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh gây ra tình trạng viêm nướu, viêm lợi và những vết lở ở miệng xuất hiện.

Bạn cần phát hiện sớm nếu trẻ có dấu hiệu như sốt cao liên tục 1-2 ngày, đau họng, đau rát miệng, chảy rớt rãi, xuất hiện các nốt mụn nước màu hồng ở quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Vì có thể, trẻ đã mắc phải bệnh chân tay miệng nguy hiểm. Bên cạnh đó nhiều người cũng thắc mắc cấy ghép implant có đau không?

Cách điều trị bệnh lỡ miệng ở trẻ em


Bệnh lở miệng ở trẻ em - Những nguy cơ tiềm ẩn 2
Thăm khám và điều trị lở miệng cho trẻ
Bệnh lỡ miệng ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ mất ăn, mất ngủ, thường xuyên quấy khóc và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Phát hiện và sớm có biện pháp chữa trị bệnh lở miệng ở trẻ em sẽ giúp bệnh nhanh hết và có thể ăn uống, sinh hoạt lại bình thường.

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra thân nhiệt của trẻ, nếu trẻ sốt nhẹ, bạn hãy chườm mát, cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở tế để thăm khám.

Hãy kiểm tra răng miệng cho trẻ, hướng dẫn trẻ ngậm và súc nước muối giảm đau. Đối với trẻ nhỏ, hãy dùng gạc và chấm nước muối để làm dịu vị trí đau.

Bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cho trẻ, cũng cấp nhiều rau xanh, các loại nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn các món ăn dạng lỏng để dễ nuốt mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay, chua, nóng, đồ chiên rán vì có thể làm vết viêm loét nặng hơn và gây đau nhức cho trẻ.

Bạn hãy theo dõi trẻ vì có thể trẻ mắc phải bệnh chân tay miệng nguy hiểm nếu có các biểu hiện khác thường. Khi đó, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lở miệng ở trẻ em, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

TG: VT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét