Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng là thắc mắc chung của nhiều người. Niềng răng chỉnh nha là phương pháp phục hình răng lệch lạc hiệu quả nhất hiện nay. Muốn biết thời điểm nào niềng răng thích hợp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao nên niềng răng sớm?

Mục đích của việc chỉnh nha là điều trị cho khớp cắn răng của người bệnh hoàn chỉnh nhất có thể. Với người tuổi càng lớn thì mục tiêu để có khớp cắn hoàn chỉnh sẽ khó khăn hơn, bởi vậy việc niềng răng sớm là cách tốt nhất giúp bạn có được khớp răng hoàn chỉnh và gương mặt đẹp.

Việc niềng răng sớm giúp bác sĩ có thể tác động vào sự phát triển của xương để giúp trẻ có khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng. Việc niềng răng sớm sẽ giúp tăng cơ hội đạt khớp cắn lý tưởng, các vấn đề về răng đều giúp cải thiện tốt hơn nếu điều trị sớm. Vì trong thời gian này xương hàm vẫn còn đang tăng trưởng nên việc niềng răng sẽ giúp đáp ứng tốt nhất với sự kìm hãm hoặc kích thích tăng trưởng của khí cụ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để điều trị, nhằm đưa khớp cắn hai hàm về khít nhau khi cắn chặt.

Niềng răng sớm cũng giúp bạn không phải can thiệp niềng răng cố định hai hàm và tăng cơ hội lựa chọn không nhổ răng trong giai đoạn niềng răng cố định.

Niềng răng sớm giúp khung hàm ổn định nhanh*

Độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha dành cho cả trẻ em và người trưởng thành. Với mỗi lứa tuổi, mỗi tình trạng răng sẽ có phương pháp chỉnh nha phù hợp. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến răng miệng của trẻ để có kế hoạch điều trị đúng lúc. Vậy độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng?

Từ 6 – 11 tuổi: Trainer chỉnh nha

Trainer chỉnh nha là một phương pháp chỉnh nha tại nhà đặc biệt dành cho trẻ em ở lứa tuổi thay răng sữa, răng vĩnh viễn mới mọc. Hàm trainer là khí cụ nha khoa bằng chất liệu silicon an toàn, tháo lắp dễ dàng nên bố mẹ dễ theo dõi việc đeo hàm của các bé.

Sử dụng hàm trainer chỉnh nha từ sớm giúp các bé tránh được tình trạng hô, móm, răng mọc lệch, mặt phát triển không cân đối.

Tuy nhiên, hàm trainer chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu chứ không cho kết quả răng đẹp, không lệch khớp cắn. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan về tình trạng răng miệng của các bé và nên cho bé đến khám răng định kỳ, vệ sinh răng miệng tại nha khoa.

Từ 12 – 16 tuổi: Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Đây là thời gian thay răng sữa, răng vĩnh viễn bắt đầu phát triển, xương hàm chưa ổn định nên Bác sĩ sẽ có thời gian tác động, uốn nắn giúp khung xương mặt cân đối, không bị biến dạng, đem đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Khung xương hàm đang phát triển giúp việc đặt các khí cụ nha khoa niềng răng dễ tương thích, giúp đưa khớp cắn 2 hàm về khít nhau, đạt hiệu quả tốt.

Tuổi này bác sĩ không cần có quá nhiều can thiệp đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng răng mà vẫn có kết quả tốt.

Niềng răng càng sớm hạn chế các biểu hiệu như: đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn,….

Ngoài ra, thời gian niềng răng ở lứa tuổi này được lâu hơn so với các lứa tuổi lớn hơn, nhận kết quả tốt, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp, làm việc. Điều này giúp bố mẹ chuẩn bị hành trang cần thiết cho các bé khi bước vào cuộc sống mới.

Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 12 - 16 tuổi*

Từ 17 – 35 tuổi: Niềng răng theo chỉ định của bác sĩ

Không ít khách hàng thắc mắc ở những độ tuổi từ 17 – 35 có niềng răng được không? Niềng răng ở người lớn, khi các khớp xương hàm đã hoàn thiện, răng chắc chắn nên niềng răng cũng khác so với trẻ em.

Khách hàng nên đến nha khoa để bác sĩ, khám và tư vấn kế hoạch niềng răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhằm mang đến hiệu quả niềng răng tốt nhất. Về thời gian niềng răng cho người trưởng thành từ 18 – 24 tháng phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng khách hàng. Hiện nay, các phương pháp niềng răng hiện đại, đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi, tình trạng răng nên bạn hãy tự tin đến nha khoa để thăm khám.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về độ tuổi bao nhiêu có thể can thiệp về răng mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét