Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ

Trong hơn 50 năm lịch sử của mình, niềng răng mắc cài đã có những cống hiến lớn lao trong lĩnh vực chỉnh nha nói riêng và thẩm mỹ răng nói chung. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều sáng tạo rất hay trong công nghệ niềng răng. Một trong số đó là niềng răng mắc cài sứ. Bài dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu niềng răng mắc cài sứ và ưu nhược điểm của chúng.

Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ khắc phục hàm răng hô móm, răng mọc lệch, thưa thớt…mang lại một hàm răng hoàn thiện về màu sắc, đảm bảo khớp cắn và ăn nhai được tốt hơn. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ đã thuyết phục được ngay cả những khách hàng khó tính với những ưu điểm nổi bật sau:

- Tính thẩm mỹ cao: Một trong những ưu điểm quan trọng của phương pháp chính là tính thẩm mỹ cao. Người niềng răng không có cảm giác tự ti và khó chịu về hàm răng của mình khi có ai đó nhìn vào.

Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ

- Thân thiện với người dùng: So với niềng răng kim loại, niềng răng mắc cài sứ có sự thân thiện cao với cơ thể. Loại sứ được dùng để chế tạo những mắc cài này được lấy từ sứ cao cấp, đảm bảo không gây nên tình trạng kích ứng. Chất liệu sứ này ít gờ cạnh nên không gây ra những phản ứng có hại gây vướng víu cho môi, nướu..

- Hiệu quả cao: Niềng răng mắc cài sứ có độ bám chặt trên răng cao, chịu được lực kéo ở nhiều cấp độ khác nhau nên điều chỉnh răng hiệu quả. Khi sử dụng mắc cài sứ tự buộc thì hiệu quả chỉnh nha đạt được rất cao chỉ trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ có độ bền chắc không cao như các mắc cài bằng kim loại. Hơn nữa, vì được chế tác bằng sứ nên chi phí áp dụng khá cao.

Quy trình niềng răng mắc cài sứ đạt chuẩn

Cũng như các mắc cài kim loại, kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ được diễn ra theo quy trình chuẩn, tuân thủ mọi nguyên tắc an toàn và đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe tổng quát và tình trạng răng hàm, từ đó tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phù hợp với từng trường hợp nhằm đạt được kết quả sau điều trị.


Bước 2: Chụp cấu trúc răng hàm
Bác sĩ sử dụng hệ thống máy CT 3D nhằm chuẩn đoán chính xác cấu trúc xương hàm, xem xét tình trạng xương hàm.

Bước 3: Cạo vôi răng
Với bước này bác sĩ làm sạch răng miệng, loại bỏ những tạp chất tồn đọng trên răng tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc trong quá trình niềng răng. Nhưng trường hợp răng sâu hay răng bị vỡ cần được khắc phục trước khi niềng răng.

Bước 4: Gắn mắc cài trên răng
Bác sĩ gắn lên bề mặt răng mắc cài, đồng thời tạo lực siết dây cung để nắn chỉnh răng về đúng vị trí.

Sau khi đeo mắc cài bệnh nhân nên tái khám nhằm xác định mức độ tiến triển và phát hiện những vấn đề có thể xảy ra, từ đó tìm cách khắc phục. Chu kỳ tái khám dựa vào tình trạng từng người, có người thì 7 ngày là nên tái khám nhưng cũng có người là 2 tuần hoặc 1 tháng.

Bước 5: Hoàn thành điều trị
Thời gian đeo mắc cài tùy thuộc vào tình trạng răng hàm, nhưng thông thường là trong khoảng 2 năm là bệnh nhân có thể tháo mắc cài. Khi hàm răng của bạn đã được cải thiện sau thời gian đeo mắc cài thì có thể tháo mắc cài ra.

Bài viết trích nguồn tại: https://niengrangsu304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét