Bệnh nha chu có lây không? Nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, có một số thông tin cho rằng nha chu có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc gần hoặc thông qua ăn uống.
Bệnh nha chu gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh, nếu không điều trị kịp thời không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nha chu gây chảy máu răng* |
Nguyên nhân gây bệnh nha chu
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, lưu giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh là răng được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô mềm dễ nhạy cảm bên dưới ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.
Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng. Bệnh nha chu xuất hiện sớm và phổ biến chỉ đứng sau bệnh sâu răng, bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi có ý thức vệ sinh răng miệng kém.
Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vệ sinh không đúng cách, tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn tồn tại trên răng lợi, lâu ngày gây viêm. Theo thời gian, mảng bám vôi răng bị vôi hóa hình thành cao răng, gây viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh tiến triển nhanh nên sẽ gây giảm sức đề kháng của cơ thể.
Viêm nha chu gây đau nhức dữ dội* |
Bệnh viêm nha chu có lây không?
Bệnh nha chu có lây không là điều thắc mắc của rất nhiều người, thực tế bệnh này có thể lây truyền từ người này sang người khác. Theo một nghiên cứu của Mỹ, bệnh nha chu lây truyền qua:
- Di truyền: có thể lây truyền từ mẹ sang con, giữa các thành viên trong gia đình. Người có bố mẹ mắc bệnh thì khả năng lây lan cao khoảng 6 lần so với người bình thường dù cho người này có vệ sinh răng miệng đúng cách đi chăng nữa. Tuy nhiên, chỉ có 30% dân số có đặc điểm về tính truyền mà thôi.
- Lây truyền qua đường nước bọt: nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, nguy cơ lây truyền bệnh nha chu giữa những người yêu nhau rất cao, nhất là khi tiếp xúc hôn môi.
Vì vậy, khi bị bệnh nha chu, để tránh gặp phải tình trạng viêm nha chu có lây không cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Cạo vôi răng loại bỏ ổ viêm nhiễm* |
Điều trị bệnh nha chu tại nha khoa
Thông thường, để điều trị bệnh nha chu, tùy thuộc vào mức độ, các giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng nhiều cách khác nhau. Cụ thể như:
- Điều trị khẩn cấp: nếu đã xuất hiện các túi mủ nha chu thì cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp để xử lý túi mủ này, ngăn chặn cơn cấp tính của răng.
- Cạo vôi răng, xử lý gốc răng: nếu chỉ ở giai đoạn viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ lấy cao răng để làm sạch răng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập đến nướu, giúp nướu lành thương nhanh và khỏi bệnh. Thao tác xử lý mặt gốc răng áp dụng khi túi nha chu không quá sâu, chưa ảnh hưởng nhiều đến xương ổ răng.
- Phẫu thuật: Áp dụng khi túi nha chu trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng đến xương ở răng, phá hủy răng thì cần phẫu thuật để giảm độ sâu của túi. Phẫu thuật còn có phương pháp tái tạo, làm dài răng, ghép mô mềm,…
- Điều trị duy trì: là giai đoạn điều trị khi bệnh đã được chữa khỏi, việc này kéo dài cho đến khi bệnh lý viêm nha chu khỏi hẳn thì thôi.
Bệnh nha chu có lây không đã được giải đáp ở trên, bạn có thể thấy răng mặc dù là bệnh lý răng miệng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của nướu răng, hãy đến nha khoa uy tín khám càng sớm càng tốt.