Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Quy trình niềng răng móm hiệu quả

Răng móm thường được xem là một khuyết điểm lớn, không chỉ phá vỡ đi sự hài hòa của khớp cắn, khuôn mặt mà còn làm giảm khả năng ăn nhai. Khi răng móm mọc lệch lạc còn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, thức ăn và vi khuẩn không được làm sạch là nguyên nhân gây ra những bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Những đặc điểm nhận dạng tình trạng răng móm

Răng móm là trường hợp ngược lại với răng hô với biểu hiện các răng hoặc xương hàm dưới nhô về phía trước hơn so với răng hàm trên gây lệch, mất cân đối cho gương mặt.

Răng móm có thể là do yếu tố di truyền bẩm sinh, răng sữa nhổ quá sớm khiến răng vĩnh viễn mọc lên sai lệch, hoặc răng móm bắt nguồn từ những thói quen xấu ở trẻ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi… Điều này dẫn đến 3 nguyên nhân chính khiến răng bạn bị móm. 

Dễ nhận thấy răng móm có ba dạng gồm: móm do răng, móm do xương hàm và có thể là móm do răng và cả xương hàm. Tùy theo trường hợp của bệnh nhân thuộc dạng nào mà có giải pháp giải quyết cho hiệu quả và phù hợp. Thông thường niềng răng sẽ là giải pháp mọi người lựa chọn đầu tiên nhưng đối với những trường hợp móm do xương và cả răng thì phải kết hợp giữa niềng răng với phẫu thuật chỉnh xương hàm mới mong đạt kết quả điều trị cao. Vậy, niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Quy trình niềng răng móm hiệu quả

Quy trình niềng răng móm hiệu quả

Giai đoạn 1: Thăm khám tổng quát và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có)

Niềng răng móm như thế nào được bắt đầu từ việc thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng khó dễ như thế nào.

Giai đoạn 2: Làm các thủ tục cần thiết để thu thập dữ liệu

Các thủ tục cần làm như chụp x-quang, chụp cấu trúc xương hàm, chụp hình ảnh khuôn mặt và nụ cười, lấy dấu hàm  để tạo thành dữ liệu giúp bác sĩ phân tích lên kế hoạch điều trị cụ thể.

Giai đoạn 3: Phân tích dữ liệu trên máy tính và tiến hành thiết kế khí cụ niềng răng cho bệnh nhân

Tất cả các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ chuyển vào phần mềm phân tích. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất cho ca điều trị của bệnh nhân và tiến hành thiết kế, chế tạo khí cụ niềng răng theo đúng như kế hoạch đã đặt ra.

Giai đoạn 4: Tiến hành niềng răng

Bệnh nhân sẽ được đeo khí cụ niềng răng và tiến hành điều trị. Trong suốt thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhạn đến tái khám 1 lần. Tuy nhiên, với kỹ thuật mắc cài trong suốt (niềng răng không mắc cài) thời gian cần đi đến phòng nha sẽ được hạn chế đáng kể.

Trong các lần tái khám, bệnh nhân sẽ được chụp hình và phim, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng. Và những lúc này bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi trên khuôn mặt mình như thế nào.

Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét