Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021
Hướng dẫn tẩy tế bào chết cho mặt tại nhà
Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021
Niềng răng không nhổ răng cho ai
Theo số liệu thống kê, sẽ có khoảng 15% trường hợp phải nhổ răng trước khi niềng. Khi nhổ răng sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, ăn uống khó khăn khiến nhiều người lo lắng về vấn đề này vì không chịu được đau. Từ đó, họ ngần ngại khi quyết định niềng răng để cải thiện hàm răng khuyết điểm.
Với mong muốn đem lại nụ cười tươi tắn, tự tin cho bệnh nhân mà không phải trải qua cảm giác đau đớn do nhổ răng nên phương pháp niềng răng không nhổ răng đã được ra đời. Phương pháp niềng răng không nhổ răng giúp bệnh nhân cảm thấy thoái mái hơn, tâm lý tự tin hơn trước khi bước vào giai đoạn niềng răng. Quy trình bọc răng sứ có tốt không nếu răng bị sâu?
Niềng răng không nhổ răng cho ai?
Niềng răng không nhổ răng là phương pháp giúp bạn thay đổi đúng vị trí răng mọc mà không cần nhổ đi 2-3 răng của hàm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Theo đó, đối tượng thực hiện phương pháp này là:
- Những trẻ em trong giai đoạn phát triển
- Răng có kẻ hở và khoảng cách giữa các răng lớn
- Vòm hàm rộng có thể di chuyển răng về đúng vị trí.
Để biết rõ mình có thuộc nhóm đối tượng có thể lựa chọn dịch vụ niềng răng không nhổ răng được hay không, bạn nên trực tiếp đến tại nha khoa để được bác sĩ chỉnh nha thăm khám và tư vấn cụ thể.
Thực hiện niềng răng không nhổ răng
Niềng răng không nhổ răng được thực hiện theo quy trình hiện đại và được tiến hành dưới sự theo dõi của các chuyên gia nha khoa hàng đầu.
Bước 1: Đầu tiên, khách hàng được thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng và thực hiện các bước xét nghiệm, X-quang xương hàm. Từ những số liệu thu thập được, bác sĩ lên kế hoạch chỉnh nha.
Bước 2: Trước khi tham gia chỉnh nha, bệnh nhân được kiểm tra và điều trị các bệnh lý, xử lý các vấn đề răng miệng khác. Bạn được tư vấn về các loại khí cụ, thời gian, phát họa kết quả sau chỉnh nha.
Bước 3: Đo dạc và lấy dấu hàm răng. Ở bước này, nếu xương hàm quá hẹp, khách hàng không bị mất răng, răng mọc lệch lạc nặng... có thể bác sĩ sẽ áp dụng thêm kỹ thuật nâng xương hàm.
Bước 4: Các thông tin, số liệu thu thập được, bác sĩ chuyển qua bộ phận Labo để các kỹ thuật viên thiết kế bộ mắc cài - dây cung phù hợp.
Bước 5: Thực hiện gắn khí cụ lên răng và cố định khí cụ bằng dây cung. Để răng ổn định và di chuyển theo kế hoạch, bác sĩ sẽ có những tư vấn cho bạn về chế độ chăm sóc răng miệng, vệ sinh khí cụ niềng răng tại nhà.
Bước 6: Mỗi bệnh nhân sẽ phải mang khí cụ chỉnh nha trong khoảng 18 - 24 tháng (thậm chí dài hơn). Tuy nhiên, quá trình này, bệnh nhân phải thực hiện tái khám nhiều lần. Việc tái khám nhằm giúp bác sĩ theo dõi tốt quá trình di chuyển của răng, đồng thời thay đổi lực siết của khí cụ niềng răng.
Bước 7: Kết thúc quá trình mang khí cụ mắc cài, mỗi bệnh nhân tiếp tục mang hàm duy trì trong khoảng 6 - 12 tháng để giúp cố định răng ở vị trí mới, việc ăn nhai ổn định hơn.
Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật niềng răng không nhổ răng không quá phức tạp nhưng lại khá kén đối tượng áp dụng. Khi có nhu cầu niềng răng chỉnh nha nhưng lại e ngại việc phải nhổ răng 2 - 4 răng, hãy lựa chọn ngay phương pháp này để sở hữu nụ cười tự tin hơn.