Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Khắc phục niềng răng vẫn hô bằng cách nào?

Khi niềng răng xong vẫn hô thì bạn có thể tìm gặp bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để tìm hiểu về nguyên nhân. Bác sĩ sẽ thăm khám lại tình trạng răng hiện tại của bạn, tìm hiểu nguyên nhân và xác định chính xác các kỹ thuật cần áp dụng cho răng.


Nguyên nhân niềng răng xong vẫn hô

Nguyên nhân niềng răng xong vẫn hô

Niềng răng là quá trình nắn chỉnh, sắp xếp lại toàn bộ răng bị lệch lạc, hô móm, khấp khểnh, lệch khớp cắn bằng cách sử dụng lực kéo từ hệ thống khí cụ nha khoa. Các khí cụ này được gắn lên bề mặt răng, tạo ra lực dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, không xâm lấn đến mô nướu, giúp hàm răng trở nên đều đặn hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp niềng răng xong vẫn hô hoặc xảy ra sự cố không mong muốn, mà chủ yếu là do:

- Kỹ thuật niềng răng sai cách: Để dịch chuyển những chiếc răng hô về đúng vị trí cân xứng, lực kéo của mắc cài hoặc khay niềng cần đảm bảo lực ổn định. Nếu không được lên kế hoạch cụ thể, việc điều chỉnh lực kéo qua từng giai đoạn sẽ trở nên mơ hồ. Lực có thể quá nhanh khiến các răng xê dịch không kịp. Hoặc lực kéo không bắt kịp với từng giai đoạn di chuyển của răng dẫn đến tình trạng răng dịch chuyển không đúng như mong muốn.

- Không xác định đúng tình trạng răng ban đầu: Niềng răng xong vẫn hô có thể là do bác sĩ xác định nguyên nhân gây hô móm ngay từ ban đầu đã sai. Hô móm thường có 3 dạng đó là hô do răng, hô do xương hàm và hô do cả răng và xương hàm. Đối với hô do răng, có thể thực hiện niềng răng để khắc phục nhưng với hô do xương thì niềng răng không mang lại hiệu quả, mà cần phải phẫu thuật hàm. Vì vậy, nếu xác định sai có thể khiến tình trạng sai lệch của răng nghiêm trọng hơn.

- Bác sĩ không có chuyên môn: Bác sĩ luôn đóng vai trò quan trọng khi thực hiện chỉnh nha – niềng răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ còn yếu về tay nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Việc xác định nguyên nhân hô móm, lên kế hoạch cho đến gắn khí cụ, điều chỉnh lực kéo sẽ không đảm bảo tính chính xác cao.

- Chế độ chăm sóc răng kém: Nếu trong thời gian niềng răng, người bệnh không đảm bảo được việc vệ sinh răng đúng cách sẽ làm cho mắc cài bị lung lay, lỏng lẻo ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng, khiến răng bị xê dịch, quặp vào trong hoặc nhô răng ngoài.

Khắc phục niềng răng vẫn hô bằng cách nào?

Niềng răng xong vẫn hô là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu tìm ra được nguyên nhân,xác định rõ tình trạng của răng thì cách khắc phục sẽ rất đơn giản. Điều bạn cần làm đó là đến nha khoa uy tín để thăm khám, tránh để xảy ra trường hợp niềng răng bị hỏng như lần đầu.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tình trạng răng hiện tại của bạn. Nếu bạn bị hô do răng thì sẽ tiến hành niềng răng hô lần 2 bằng các kỹ thuật niềng răng tân tiến, đảm bảo lực kéo ổn định, giảm độ ma sát như: Niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mặt trong và đặc biệt là kỹ thuật niềng răng không mắc cài Invisalign…

Niềng răng xong vẫn hô có thể phòng tránh nếu ngay từ đầu bạn lựa chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy để thực hiện. Không những thế, hãy thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, hiệu quả tối đa.

Bài viết được trích nguồn tại: https://chiphiniengrangnkdl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT